05 Dấu hiệu "báo động" bạn đang chọn NHẦM nghề

5 signs of wrong job selection

“Chọn nhầm nghề” - Đây là câu chuyện không chỉ của riêng ai. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay nhân viên lâu năm thì ai cũng từng có những phút giây lầm lỡ. Top 5 dấu hiệu báo động bạn đang chọn nhầm nghề và cách giải quyết chúng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết cho bạn.

1. Bạn không thấy hứng thú với công việc/công ty

Ngoài tiêu chí lương - thưởng thì cảm hứng trong công việc là yếu tố hàng đầu quyết định công việc này có phù hợp hay không. Cảm hứng ở đây là sự hứng thú tìm tòi cái mới, cảm thấy hãnh diện khi đạt được kết quả tốt hay tràn đầy năng lượng khi được giao việc. Một khi những cảm xúc này biến mất và thay thế bởi những suy nghĩ tiêu cực về công việc thì bạn cần xác định nguyên nhân đó đến từ đâu.






















Dấu hiệu của sự tiêu cực/chán nản thể hiện ở việc bạn không muốn nhắc đến công việc/công ty trước bất kỳ ai. Bạn cảm thấy khó chịu khi có ai hỏi thăm về công việc hay nơi làm việc. Và đặc biệt, nếu như bạn muốn ngắt kết nối với tất cả đồng nghiệp ở công ty thì đây là dấu hiệu cực kỳ đáng báo động. Không chỉ có tính chất công việc mà môi trường làm việc cũng là lý do tác động đến sự hứng thú trong công việc. Điều đó chứng tỏ bạn thiếu tính gắn kết và không hòa nhập được với tập thể hiện ta

2. Công việc hiện tại không thể hiện được năng lực của bản thân

Mỗi cá nhân sẽ có những năng lực riêng phù hợp với từng công việc khác nhau. Công việc hiện tại có đáp ứng đúng năng lực bản thân hay không thể hiện qua 3 case sau:

  • Tính chất công việc không kích thích được sự cầu tiến

Hãy thử tưởng tượng bạn đang làm một công việc lặp đi, lặp lại mỗi ngày, không có khó khăn hay yêu cầu gì quá cao cùng mức lương, phúc lợi thấp. Một công việc nhàm chán với lộ trình làm việc không rõ ràng thì cá nhân mỗi người sẽ gắn bó được bao lâu? 6 tháng 1 năm hay kết thúc ngay sau thời gian thử việc. Điều này vô tình đã làm kìm hãm sự phát triển năng lực mỗi người.

  • Công việc quá khó so với năng lực 

Tính chất công việc quá khó so với năng lực sẽ khiến bản thân bạn rơi vào tình trạng quá tải, đuối sức. Khi xảy ra tình trạng này sẽ nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực như: tự trách bản thân kém cỏi, thấy có lỗi khi không hoàn thành đúng việc được giao,....

  • Công việc không phù hợp với chuyên môn

Mỗi cá nhân đều được đào tạo để làm một nhiệm vụ riêng biệt. Vì vậy nếu như được giao một công việc không đúng chuyên môn/ không đúng sở thích thì các kiến thức học được sẽ không áp dụng triệt để hoặc sẽ không có cảm hứng làm việc. Ngoài ra, bạn hiếm khi có được thành tích nổi bật, sự sáng tạo trong công việc vì không đúng với sở thích/chuyên môn. Trường hợp này là biểu hiện rõ ràng nhất với tiêu đề “bạn có chọn nhầm việc” hay không. 

3. Chỉ làm đúng trách nhiệm khi được giao việc





Trách nhiệm công việc là yếu tố mà bất kì nhân viên nào cũng cần có trong quá trình làm việc. Nhưng trách nhiệm chỉ hoàn thành tốt khi bạn thực sự có hứng thú với công việc đó. Biểu hiện dễ dàng thấy nhất đó là việc bạn muốn kết nối với mọi người trong công ty, công việc khơi gợi cho bạn sự tìm tòi, niềm vui với các nhiệm vụ được giao. Thì đây chính là một công việc hoàn toàn phù hợp với bạn. Ngược lại, cảm giác mang đến là áp lực, quá tải, chật vật mới hoàn thành nhiệm vụ thì đây là dấu hiệu điển hình khi cảm thấy công việc không còn hứng thú.

4. Có xu hướng quan tâm đến công việc khác

Việc quan tâm đến những cơ hội khác cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang chán nản với công việc hiện tại. Bạn không ngừng hỏi bạn bè về công việc của họ và ngầm so sánh với bạn thân mình. Bạn lo sợ về tính ổn định của công việc, đắn đo về quyết định làm ở đây là đúng hay sai.

5. Không còn tin vào công ty

Để phát triển tốt trong công ty thì trước tiên lòng tin với lãnh đạo là rất quan trọng. Bạn cảm thấy họ không trả công xứng đáng với sự cống hiến của bạn, lộ trình thăng tiến hay sứ mệnh và tầm nhìn của công ty không rõ ràng. Hoặc bạn và leader đang bất đồng quan điểm về các quy chuẩn liên quan đến chuyên môn làm việc. Thì ngay lập tức hãy xem lại mình có thực sự phù hợp để quyết định tiếp tục hoặc dừng lại.



Chắc hẳn, ai cũng từng có những suy nghĩ nghỉ việc hay nghi ngờ về công việc của mình. Nhưng khi chớm nở thì đừng quyết định nghỉ hoặc tìm kiếm công việc mới ngay lập tức. Hãy bình tĩnh và suy xét lại mọi việc:

  • Viết lý do khiến bạn muốn nghỉ

  • Thay đổi khối lượng công việc từ vị trí hiện tại

  • Dành thời gian nghỉ ngơi để suy xét mọi việc


Từ những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có những quyết định và cách nhìn đúng đắn về công việc của mình. Hãy dừng đúng lúc nếu có bất kỳ biểu hiện nào tiêu cực khi làm việc để có một môi trường làm việc tốt!